NGÀNH BÁN LẺ CẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TUYỂN DỤNG VÀ ĐÀO TẠO

Trong giai đoạn kinh tế đang phát triển và ổn định, Việt Nam được dự đoán là có nhiều tiềm năng để phát triển và nâng cao chất lượng ngành bán lẻ. Tuy nhiên, nguồn nhân lực đào tạo không chuyên sâu và tình trạng thiếu hụt nhân lực vẫn đang là vấn đề khó khăn đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước.

Tổng quan về ngành bán lẻ

Các chuyên gia cho biết, ngành bán lẻ toàn cầu luôn có sự đổi mới và tăng trưởng để trở thành thị trường bán lẻ năng động và hiện đại hơn. Trong thời gian gần đây, các trung tâm bán lẻ như siêu thị và cửa hàng thực phẩm đang có sự liên kết với các giao dịch thương mại. Việt Nam đã và đang phát triển những xu hướng kinh doanh bán lẻ trên toàn cầu, điều này được thể hiện khá rõ nét ở những khu vực công nghiệp hiện đại.

Giám đốc, đồng sáng lập doanh nghiệp bán lẻ nổi tiếng tại Việt Nam cho biết, khách hàng ngày càng có xu hướng thay đổi nhu cầu tiêu dùng của họ. Một mặt các nhà doanh nghiệp hiểu rõ về những xu thế tiêu dùng, có định kiến rõ ràng về sự phát triển của doanh nghiệp và ngành bán lẻ thì người tiêu dùng vẫn có những băn khoăn, trở ngại riêng của họ trong việc chọn lựa các sản phẩm tiêu dùng. Theo kết quả điều tra, có hơn 70% doanh thu ngành bán lẻ của Việt Nam là nhờ các siêu thị và cửa hàng nhỏ, lẻ. Sự phát triển của dịch vụ thương mại điện tử và uy tín của các doanh nghiệp đang tạo nhiều cơ hội lớn cho ngành bán lẻ tại Việt Nam.

Tuy rằng những tiềm năng to lớn của ngành bán lẻ là điều dễ dàng nhận thấy, nhưng việc kiểm soát và ổn định thị trường bán lẻ vẫn đang là thách thức lớn với các doanh nghiệp. Một chuyên gia về hiệp hội các nhà bán lẻ tại Việt Nam đã chia sẻ, sau một thời gian phát triển mạnh mẽ và vượt bậc, ngành bán lẻ Việt Nam lại có những dấu hiệu chậm lại. Để đạt những mục tiêu đề ra trong ngành bán lẻ giai đoạn 2020 là khá khó khăn. Hiện tại, Việt Nam chỉ hoàn thành được gần một nửa những chỉ tiêu đạt ra cho ngành bán lẻ hiện đại. Những vấn đề về nguồn nhân lực và công nghệ luôn là những khó khăn hàng đầu đối với sự phát triển của ngành bán lẻ.

Thị trường cần nguồn nhân lực chất lượng cao

Trên thế giới, nhu cầu và xu hướng bán lẻ luôn biến đổi linh hoạt theo từng thời kỳ. Có rất nhiều hình thức bán lẻ như siêu thị, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi, chuyên doanh. Việt Nam cũng xây dựng đầy đủ các loại hình bán lẻ này, nhưng do thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao nên sự tăng trưởng không đồng đều. Các doanh nghiệp cho biết, họ muốn xây dựng những trung tâm đào tạo về chuyên môn cũng như kỹ năng nghề nghiệp cho các ứng viên nhằm tạo ra nguồn nhân lực thật ổn định trong ngành.

Khi Việt Nam đứng trước những khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực, các nhà doanh nghiệp đều chia sẻ rằng dù tốc độ phát triển khá nhanh nhưng họ vẫn gặp rất nhiều thách thức trong việc giải quyết bài toán nhân lực. Sự chênh lệch về tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp luôn tỉ lệ nghịch với chất lượng và số lượng của đội ngũ nhân sự.

Giám đốc các chuỗi cửa hàng về đồ dùng trẻ em nhận xét, tuyển dụng nhân sự luôn luôn là vấn đề nan giải đối với bất kỳ doanh nghiệp bán lẻ nào ở Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp chú trọng về đào tạo nhân sự bằng cách mở các khóa đào tạo chuyên môn cho ứng viên sau khi cam kết hoạt động lâu dài. Họ sẵn sàng chịu chi phí để thuê các chuyên gia có kinh nghiệm từ nước ngoài về để đảm bảo về quy trình đạo tạo. Nhiều bạn sinh viên tìm việc làm trong thời gian còn học đại học và xem công việc trong ngành bán lẻ là tạm thời và chỉ kiếm thêm thu nhập sau giờ học, tâm lý của sinh viên cũng không muốn gắn bó lâu dài với ngành. Việt Nam lại ít có ngành học chuyên sâu về bán lẻ cũng như chưa có các khóa đào tạo về kinh doanh, bán lẻ. Tuy việc tìm kiếm nguồn nhân lực là khó khăn, nhưng trong thời gian tới hi vọng Việt Nam có thể đẩy mạnh và bổ sung ngành học bán lẻ vào các chương trình chính quy hơn.

Theo báo cáo dân số, mỗi năm ở thành thị tăng hơn 4 triệu người và trở thành khu vực tiềm năng cho các doanh nghiệp bán lẻ. Tuy nhiên, các thị trường bán lẻ ở Việt Nam vẫn có tỉ lệ khá thấp so với các nước Châu Á trong khu vực.

 

TÌNH TRẠNG THIẾU HỤT NGUỒN NHÂN LỰC VIỆC LÀM NGÀNH BÁN LẺ

Theo kết quả điều tra nguồn nhân lực ngành bán lẻ Việt Nam, tỉ lệ người lao động nghỉ việc hoặc chuyển ngành là khá cao. Vấn đề này đòi hỏi các nhà tuyển dụng phải có những kế sách mới nhằm thu hút được nguồn nhân lực trong ngành.

Các chuyên gia cho biết có khoảng gần 30% các nhân viên ngành bán lẻ không cam kết hoạt động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Họ thường xuyên thay đổi công việc hoặc nghỉ việc. Khoảng 50% các nhà tuyển dụng khác cho biết nhiều ứng viên cũng bị thu hút, lôi kéo bởi các chính sách từ các dông ty đối thủ.

Giải quyết vấn đề nguồn nhân lực

Trong ngành bán lẻ nói chung, có khoảng hơn 50% các ứng viên tham gia khảo sát cho biết thời gian làm việc trong ngành của họ chỉ kéo dài hơn 2 năm.

Có 29% ứng viên chia sẻ lý do nghỉ việc hoặc chuyển ngành là vì không phù hợp với cách thức lãnh đạo và làm việc của người quản lý. 22% ứng viên cho rằng chế độ lương và mức thưởng chưa xứng đáng và 16% nghỉ việc vì môi trường chưa có nhiều tiềm năng và cơ hội để thăng tiến.

Giám đốc của một trong những doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam cho biết, cách làm việc và lãnh đạo của quản lý đóng vai trò khá quan trọng trong việc thu hút và ổn định nhân sự. Một lượng lớn các ứng viên cho biết họ rất xem trọng phong cách làm việc của người quản lý.

Để giải quyết vấn đề nguồn nhân lực trong ngành bán lẻ, các doanh nghiệp cần phải chú tâm vào nhiều khía cạnh. Điều đầu tiên phải nhấn mạnh về các cấp lãnh đạo, họ phải giàu kinh nghiệm và có kỹ năng quản lý nhân sự thật tốt. Tiếp theo là phải mở những khóa đào tạo nhằm củng cố và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành.

Các chuyên gia cho biết, trong giai đoạn kinh tế năm 2015-2030, chúng ta cần chú trọng vào những giải pháp giúp cải thiện đội ngũ quản lý và nhân sự. Đa dạng hóa nguồn nhân lực là vấn đề cấp thiết đối với mỗi doanh nghiệp bán lẻ.

Hầu hết các ứng viên đều rất quan tâm về môi trường làm việc cũng như phogn cách văn hóa của doanh nghiệp nơi họ làm việc. Yếu tố về con người và triển vọng doanh nghiệp cũng góp phần không nhỏ vào việc phát triển nguồn nhân lực.

Khi ngành bán lẻ ngày càng nâng cao về khả năng tuyển dụng và chất lượng nguồn nhân lực, có rất nhiều trung tâm đào tạo nhân lực thành lập tại Việt Nam. Các trung tâm này mở cửa với mục tiêu đáp ứng một nguồn nhân lực có chất lượng và kỹ năng nghề nghiệp tốt trong ngành bán lẻ của Việt Nam.

Các nhà kinh tế cho biết, thời kỳ cách mạng công nghiệp sẽ đem lại nhiều cơ hội việc làm với ưu đãi tốt hơn cho người lao động.

Nguồn nhân lực đến từ nước ngoài

Trong tương lai, quy trình làm việc có thể được thay đổi và các nhân viên có thể sẽ có quyền bầu chọn người lãnh đạo. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần có những chiến lược thông minh và kịp thời để đáp ứng sự thay đổi về công nghệ này.

Ngoài những vấn đề về nguồn nhân lực trong nước, Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức với nguồn nhân lực đến từ nước ngoài. Các doanh nghiệp cho biết tình hình lao động trong khu vực đang chịu ảnh hưởng và cạnh tranh gay gắt từ các ứng viên nước ngoài.  Hơn một nửa các doanh nghiệp đang có xu hướng tuyển dụng nhân sự từ nước ngoài và điều này gây khó khăn, bất lợi cho các ứng viên trong nước.

Trình độ đào tạo và kinh nghiệm chính là những yếu tố quan trọng mà nguồn nhân lực trong nước lại thiếu hụt rất nhiều. Các nhà tuyển dụng luôn sẵn sang trả một mức lương tốt cho các ứng viên đã có kinh nghiệm. Tùy theo từng khu vực và quy mô doanh nghiệp, họ có thể trả lương cao hơn từ 5% đến hơn 30% cho những ứng viên đã có vài năm làm việc trong ngành.

THỰC TRẠNG TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ VIỆC LÀM NGÀNH BÁN LẺ

Trong nền kinh tế thị trường cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ thông tin, ngành bán lẻ đã và đang thu hút các ứng viên. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc tuyển dụng nhân sự trong ngành gặp nhiều khó khăn.

Sự phát triển của thương mại, điện tử

Hiện nay, thị trường đang ngày càng mở rộng các lĩnh vực kinh doanh thời trang nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Việt Nam có rất nhiều các nhãn hiệu thời trang nổi tiếng trong và ngoài nước, và trong tương lai cũng có sẽ nhiều nhà kinh doanh đầu tư vào thị trường bán lẻ Việt Nam. Tuy nhiên, nguồn nhân lực trong ngành bán lẻ lại không đủ đáp ứng cho các doanh nghiệp bán lẻ này. Đa số nhân viên được tuyển dụng là các sinh viên làm bán thời gian, ít có ứng viên muốn gắn bó lâu dài và số lượng tuyển dụng không đáng kể.

Ngành bán lẻ hiện đang trong giai đoạn rất nhộn nhịp và các doanh nghiệp đang đẩy mạnh vấn đề tuyển dụng nhân sự một cách nhanh chóng và kịp thời hơn. Giống như nhiều năm trước, tình hình khó khăn trong tuyển dụng nhân sự không chỉ về số lượng mà còn về cả chất lượng. Các ứng viên trong ngành đã ít mà còn thiếu nhiều kỹ năng làm việc, kỹ năng mềm và kinh nghiệm thực tế. Từ đó vấn đề đặt ra là phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

Bạn có thể tìm việc làm siêu thị tại các website tìm việc làm

Tuyển dụng, tìm việc làm Bán lẻ / Bán sỉ – CareerLink.vn

Việc Làm Siêu Thị MINI- Timvieclamsieuthi.com

Bên cạnh đó, ngành bán lẻ cũng gặp khá nhiều thách thức lớn vì các ngành nghề khác cũng đang có những cơ hội phát triển rất lớn. Thực tế cho thấy các ứng viên tiềm năng, có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng làm việc tốt và có ngoại ngữ luôn tìm đến những ngành nghề như ngân hàng, tài chính,…nên ngành bán lẻ vẫn luôn trong tình trạng thiếu nhân lực trầm trọng.

Nguồn nhân lực ngành bán lẻ của Việt Nam chưa đáp ứng được trình độ và kinh nghiệm từ vị trí cấp cao cho đến nhân viên. Đa số các ứng viên đều tìm đến những vị trí tương đương thuộc ngành nghề khác để nâng cao khả năng thăng tiến hơn. Đối với các lĩnh vực điện tử, thương mại thì càng khó tuyển dụng nhân sự hơn vì đòi hỏi sự am hiểu về kỹ năng, kỹ thuật số phức tạp.

Theo kết quả của báo cáo tuyển dụng, tình hình những tháng cuối năm ngành bán lẻ vẫn sẽ tiếp tục đối mặt với tỉ lệ nhân viên nghỉ việc cao. Rất nhiều doanh nghiệp bán lẻ cho biết một số lượng lớn nhân viên nghỉ việc, chuyển ngành và không gắn bó lâu dài. Tuổi thọ làm việc trung bình trong ngành bán lẻ cũng rất thấp, chỉ dưới 5 năm. Nhiều doanh nghiệp đưa ra các chính sách nâng cao lương bổng, đãi ngộ nhân viên nhưng vẫn không giữ chân được nhiều ứng viên có tài.

 Doanh nghiệp bán lẻ cần đầu tư mạnh hơn

Ở vị trí nhân viên cấp cao, các doanh nghiệp đề ra nhiều tiêu chí về kinh nghiệm, kỹ năng ngoại ngữ và kỹ năng mềm. Bên cạnh đó, họ cũng mở rộng các chính sách việc làm để thu hút thêm nhiều ứng viên tiềm năng. Tuy nhiên, trước tình hình gay gắt hiện tại, các doanh nghiệp nên giảm nhẹ các chỉ tiêu tuyển dụng để có được nguồn nhân sự kịp thời hơn. Họ có thể tuyển dụng các nhân viên giỏi ngoại ngữ nhưng chưa nhiều kinh nghiệm, thời gian đào tạo có thể nâng cao trong quá trình làm việc mỗi ngày. Nhiều doanh nghiệp mở các khóa đào tạo nhân sự và nguồn chi phí cho việc này cũng khá lớn.

Ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp hiện nay là nâng cao việc đào tạo để đáp ứng cho thị trường lao động. Để đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng, nhiều doanh nghiệp lớn đã có các chế độ vừa đào tạo việc làm vừa kết hợp nâng cao trình độ chuyên môn. Họ liên kết với các trường đại học để tìm kiếm và thu hút thêm các sinh viên giỏi.

Bên cạnh những đãi ngộ thông thường của một nhân viên, các doanh nghiệp nên tạo điều kiện cho ứng viên hưởng nhiều quyền lợi về bảo hiểm, trao thưởng hằng năm và cam kết gắn bó lâu dài. Điều quan trọng là phải duy trì môi trường làm việc chuyên nghiệp và khiến ứng viên cảm thấy có nhiều cơ hội thăng tiến và phát triển hơn trong tương lai.

Vấn đề đào tạo đóng vai trò khá quan trọng với nguồn nhân lực thiếu kinh nghiệm. Hơn 30% các doanh nghiệp bán lẻ ở Việt Nam tăng quy trình đào tạo cho ứng viên để ứng viên đủ thời gian tích lũy kiến thức cũng như có những cọ xát tốt hơn trong quá trình làm việc. Mặt khác, nguồn nhân lực trong nước còn gặp phải cạnh tranh gay gắt khi một số doanh nghiệp muốn tuyển dụng nhân sự từ nước ngoài.

Các doanh nghiệp bán lẻ muốn giữ chân nguồn nhân lực tốt cần phải tăng cường chế độ tuyển dụng rộng rãi hơn trên phương tiện truyền thông. Ngoài ra, sự liên kết với các trường đại học cũng tạo ra nhiều cơ hội tuyển dụng hơn. Trong quá trình làm việc, doanh nghiệp cần đẩy mạnh về văn hóa doanh nghiệp để giữ chân nhân tài. Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, sáng tạo, có tiềm năng, nâng cao đãi ngộ, phúc lợi cho nhân viên cũng mang lại sự thu hút nhân sự trong ngành.

 

 

VIỆC LÀM TRONG NGÀNH BÁN LẺ, SIÊU THỊ

Các cửa hàng tạp hóa hay siêu thị thường có rất nhiều bộ phận làm việc nhằm điều phối tốt hoạt động kinh doanh bán lẻ. Trong các siêu thị lớn thường có nhiều nhiệm vụ khác nhau được phân chia cho nhiều nhân viên tìm việc làm. Đối với các cửa hàng tạp hóa nhỏ hơn, các nhân viên có trách nhiệm thực hiện nhiều công việc khác nhau tùy theo sự phân công. Theo Văn phòng thống kê lao động Hoa Kỳ, có khoảng 2.5 triệu người Hoa Kỳ đang làm việc tại các siêu thị và cửa hàng tạp hóa vào năm 2012 và thu nhập trung bình hằng năm của họ là 26.110 đô la.

Thu ngân

Nhiệm vụ của các nhân viên thu ngân là giúp tính tiền các sản phẩm, mặt hàng cho khách hàng. Họ quét mã vạch trên các sản phẩm đồ hộp được đóng gói sẵn, và cân, đếm những sản phẩm tươi sống khác. Khi khách hàng thanh toán bằng tiền mặt, các thu ngân phải tính toán và đếm tiền cũng như trả tiền thối một cách chính xác. Ngoài ra, các nhân viên thu nhân cũng được đào tạo để sử dụng thành thạo những thiết bị, máy móc tính tiền tại nơi làm việc. Công việc của nhân viên thu ngân còn giúp giải đáp những thắc mắc, khiếu nại về giá cả đối với khách hàng. Thái độ của nhân viên thu ngân luôn phải thân thiện, lịch sự để tạo cho khách hàng một cảm giác thoải mái khi mua hàng.

Đóng gói sản phẩm

Các nhân viên đóng gói sẽ giúp khách hàng trong việc chuyển các sản phẩm vào túi nilong, túi giấy, túi nhựa hoặc túi tái sử dụng. Nhân viên đóng gói phải cẩn thận trong việc đóng gói các bao bì nặng, sắp xếp nhẹ nhàng các sản phẩm dễ vỡ chẳng hạn như trứng, bánh mì, các sản phẩm ly, chén, dĩa bằng thủy tinh, sành, sứ,…và các thực phẩm tươi sống được an toàn và nguyên vẹn. Nhân viên đóng gói cũng phải sử dụng túi giữ lạnh an toàn cho các mặt hàng đông lạnh, và sắp xếp các mặt hàng có hóa chất được tách riêng với các mặt hàng thực phẩm. Đôi khi đóng gói sản phẩm cũng là trách nhiệm của các nhân viên thu ngân.

 Nhân viên kho 

Các nhân viên kho có nhiệm vụ vận chuyển các sản phẩm từ xe tải và sắp xếp chúng vào trong kho của siêu thị. Khi hàng hóa trong siêu thị sắp hết, họ có nhiệm vụ chuyển hàng từ các kho sang các kệ hàng. Trong một số trường hợp, nhân viên kho có thể phải chịu trách nhiệm về việc đặt hàng. Họ cũng thường xuyên kiểm tra kho của siêu thị, cửa hàng, đếm từng loại sản phẩm trong kho và trên các kệ hàng. Các nhân viên kho có thể làm việc ca đêm vì nhiệm vụ của họ sẽ dễ thực hiện hơn khi không có khách hàng trong siêu thị.

Nhân viên dọn dẹp siêu thị

Các siêu thị phụ thuộc vào các nhân viên làm nhiệm vụ dọn dẹp, kiểm soát để giúp cho các siêu thị sạch sẽ và có tổ chức hơn. Trong khi các siêu thị lớn có thể thuê nhân viên làm việc toàn thời gian để thực hiện các công việc dọn dẹp, còn trong các cửa hàng nhỏ việc dọn dẹp thường được thực hiện bởi các công nhân khác như nhân viên thu ngân và nhân viên kho. Nhiệm vụ của nhân viên dọn dẹp siêu thị bao gồm lau dọn toilet, quét sàn, lau sàn, và rửa cửa sổ. Thỉnh thoảng, nhân viên dọn dẹp phải làm sạch rác từ các khu vực ngoài trời như bãi đậu xe, thu thập và sắp xếp lại các giỏ, xe hàng cho siêu thị.

Nhiệm vụ cụ thể của các phòng ban

Siêu thị với nhiều phòng ban cũng sử dụng lao động với các nhiệm vụ cụ thể. Ví dụ, các bộ phận bán hàng tuyển dụng các nhân viên bán hàng thực hiện sắp xếp sản phẩm cho siêu thị. Họ cũng có thể chuẩn bị và đóng gói thực phẩm đã qua chế biến. Các khu vực sản xuất thịt và hải sản thì tuyển dụng các nhân viên có kỹ năng sơ chế và làm thịt tươi sống cho khách. Các khu vực làm bánh nướng tuyển dụng nhân viên  làm bánh mì và bánh kẹo, trang trí bánh ngọt và bánh nướng. Các nhà thiết kế hoa làm việc trong các phòng hoa, chăm sóc và trang trí hoa thu hút và xinh đẹp hơn. Những nhân viên cụ thể của từng phòng ban cũng có trách nhiệm giữ cho khu vực và trang thiết bị của họ sạch sẽ và an toàn.

VIỆC LÀM CỦA MỘT GIÁM SÁT VIÊN TRONG NGÀNH NGHỀ BÁN LẺ, SIÊU THỊ

Giám sát siêu thị là một công việc quan trọng và có trách nhiệm cao. Công việc này đòi hỏi phải giám sát tất cả các khía cạnh của một siêu thị, cửa hàng bao gồm trực tiếp quản lý nhân viên để đảm bảo rằng khách hàng hài lòng với việc chế biến, đóng gói thực phẩm. Công việc có những hạn chế tiềm ẩn, bao gồm đối phó với các tình huống căng thẳng và đôi khi phải tăng ca làm vào cuối tuần và ngoài giờ. Mặc dù vậy, có nhiều cá nhân có khuynh hướng thích thú làm việc trong môi trường bán lẻ này.

Kinh nghiệm và đào tạo

Tuy công việc này không yêu cầu bằng cấp cụ thể nhưng nếu bạn tốt nghiệp cao đẳng trong ngành khoa học ứng dụng hoặc ngành bán lẻ sẽ là một lợi thế khá tốt giúp bạn dễ thăng tiến hơn. Các cửa hàng tạp hóa bán lẻ và các siêu thị thường xuyên cung cấp đào tạo quản lý nội bộ cho các ứng viên đủ điều kiện. Kinh nghiệm làm việc trong siêu thị hoặc môi trường bán lẻ tương tự thường là điều cần thiết.

Các phạm vi khác nhau của công việc

Trong hầu hết các công việc quản lý, giám sát kho, các nhân viên giám sát phải làm việc một cách linh hoạt và tính chất công việc luôn thay đổi. Nhiệm vụ cơ bản của một giám sát siêu thị nhằm đảm bảo rằng siêu thị luôn hoạt động có lợi nhuận. Tuy nhiên, bối cảnh công việc phức tạp hơn, các giám sát viên cần kết hợp các kỹ năng về nhân sự và quản lý kinh doanh.

Quản lý nhân sự

Nhân viên giám sát có nhiệm vụ đặt lịch làm việc, phân công nhiệm vụ, theo dõi hoạt động và đào tạo các nhân viên khác. Họ cần có kiến thức về chính sách và thủ tục của công ty để giải quyết các thắc mắc, khiếu nại của nhân viên. Giám sát viên siêu thị cũng phải có khả năng nhìn sâu trông rộng, đảm bảo có đủ nhân viên làm việc khi siêu thị đông khách và có thể dự đoán được những khả năng lợi nhuận của siêu thị trong thời gian sắp tới.

 

Sự nhạy bén về kinh doanh và tài chính

Bản chất thay đổi của kinh doanh bán lẻ tạo ra khá nhiều áp lực khác cho các giám sát viên. Doanh thu bán lẻ không đồng nhất khiến cho các giám sát viên phải liên tục tuyển dụng nhân viên mới. Đồng thời, lợi nhuận thu hẹp lại cũng gây sức ép với các giám sát viên. Theo Viện Tiếp thị Thực phẩm, một nhóm thương mại tại  các siêu thị đã công bố doanh thu hàng tuần trung bình gần 385.000 đô la vào năm 2011, nhưng thu nhập ròng sau thuế vẫn ở mức trung bình 1.09% – đây là thấp nhất trong kể từ giai đoạn 2004 – 2005. Giám sát viên siêu thị đưa ra ngân sách hoạt động hàng năm và sử dụng các phần mềm và hệ thống tinh vi để theo dõi việc bán hàng và kiểm kê. Giám viên siêu thị còn có trách nhiệm đàm phán hợp đồng nhà cung cấp và bảo đảm các sản phẩm có giá cả cạnh tranh. Họ làm việc cùng với các nhà quản lý khu vực hoặc giám đốc điều hành của công ty, giám sát siêu thị để giúp ước tính nhu cầu của người tiêu dùng, lập kế hoạch khuyến mãi sản phẩm hoặc thiết lập các chính sách mới. Để được hỗ trợ, các giám sát viên siêu thị thường kết hợp cùng một nhóm bao gồm các nhà quản lý bộ phận và quản lý cửa hàng phụ.

Thu nhập và triển vọng nghề nghiệp

Theo thống kê năm 2012 của Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ, các giám sát viên siêu thị bán lẻ ở Hoa Kỳ kiếm được mức lương trung bình là 40.480 đô la. Mức thu nhập này thấp hơn không đáng kể so với 41.000 đô la của các giám sát viên cửa hàng trên cả nước. Theo Cục thống kê lao động Hoa Kỳ, việc làm bán lẻ sẽ tăng 17% vào năm 2020, vượt xa ước tính 14% cho tất cả các công việc khác của Mỹ. Giám sát bán lẻ tại New York có mức lương trung bình cao nhất là 46.090 đô la, tiếp đến là California ở mức 43.820 đô la Florida, 41.890 đô la, Texas 40.670 đô la và Illinois 39.270 đô la. Ngược lại, các giám sát viên siêu thị, cửa hàng bán lẻ ở Arkansas kiếm được mức lương trung bình thấp nhất ở mức 34.000 đô la, tiếp đến là West Virginia và Kentucky với gần 35.000 đô la.

 

 

 

 

VIỆC LÀM TRONG NGÀNH BÁN LẺ

Theo Bộ Lao động Hoa Kỳ, ngành bán lẻ sử dụng hơn 19 triệu người lao động ở Hoa Kỳ. Các công việc bán lẻ phổ biến bao gồm thủ quỹ, đại diện dịch vụ khách hàng, quản lý cấp cửa hàng, nhân viên bán lẻ và thư ký chứng khoán. Nói chung, mục đích bán lẻ là giữ hàng tồn kho sản phẩm cho khách hàng, bán và cung cấp các loại dịch vụ khách hàng khác nhau. Ngành bán lẻ là ngành nghề tìm việc làm khá đa dạng, nhưng cũng có một số đặc điểm cơ bản và đáng chú ý.

Môi trường làm việc

Đối với các nhà bán lẻ, buổi tối và các ngày cuối tuần là khoảng thời gian bận rộn nhất, chính vì vậy nên bạn phải thật thận trọng khi làm việc ở khoảng thời gian này. Khi ứng tuyển vào các công việc ngành bán lẻ, nếu bạn cho biết khoảng thời gian có thể làm việc là từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều thì khả năng không được tuyển của bạn là khá cao. Vì tính chất và môi trường làm việc của các nhà bán lẻ là rất nhộn nhịp và có cường độ cao, nhưng cũng có một số trường hợp các nhà bán lẻ làm việc chưa đủ công suất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Trước khi làm việc trong lĩnh vực bán lẻ, bạn nên cân nhắc và tìm ra những đam mê trong ngành để tránh bị áp lực và căng thẳng khi tiếp xúc với môi trường làm việc này.

Dịch vụ khách hàng

Các nhà bán lẻ và nhân viên đều có những định nghĩa hoặc nhận thức khác nhau về dịch vụ khách hàng tốt. Họ luôn mang một thái độ thân thiện, luôn mỉm cười và giúp đỡ khách hàng trong bất cứ tình huống nào để có thể đem đến một dịch vụ chăm sóc khách hàng thật tốt. Một dịch vụ chăm sóc khách tốt nghĩa là bạn hướng dẫn và giới thiệu khách hàng một cách tỉ mỉ và chu đáo. Ngoài rabạn tránh nói với khách hàng những điều không cần thiết. Đây không phải là một hình ảnh tích cực đối với bạn và cả cơ quan bán lẻ.

Tương lai

Một số thanh niên trẻ tìm kiếm việc làm trong ngành bán lẻ vì họ nghĩ đây là công việc tạm thời và giúp họ kiếm thêm thu nhập ngoài giờ học. Tính chất ngành bán lẻ cung cấp rất nhiều bán việc làm thời gian. Tuy nhiên, nếu bạn làm việc chăm chỉ, phát triển kỹ năng bán hàng và dịch vụ mạnh mẽ và cho thấy mình là một nhà lãnh đạo thì cơ hội để bạn thăng tiến và làm việc cố định là khá cao. Những điều này thường có những lợi ích tương đương với những gì bạn sẽ tìm thấy trong các lĩnh vực việc làm khác. Nếu bạn muốn thăng tiến, bạn có thể tìm hiểu về các chương trình đào tạo và lệ phí khóa học.

Sự sáng tạo

Một trong những đặc điểm nổi bật mà các nhà quản lý bán lẻ tìm kiếm trong nhân viên là sự sáng tạo. Sự sáng tạo có liên quan chặt chẽ đến khả năng tự lực của nhân viên. Các nhà quản lý bán lẻ ngày nay có rất nhiều công việc, họ thường xuyên làm việc với khách hàng, họ phải thuê, đào tạo và huấn luyện nhân viên, ra các quyết định về lợi nhuận và mất mát, đối phó với các nhà cung cấp và các đối tác kinh doanh và các loại hoạt động quản lý khác. Nếu bạn là một nhân viên có khả năng thực hiện các nhiệm vụ được uỷ nhiệm, hãy học nhanh, thực hiện tốt và vượt lên trên quy luật. Làm điều này làm cho bạn nổi bật và dễ dàng đạt được những phần thưởng khích lệ khác.

Tính chuyên nghiệp

Những nghi thức chuyên nghiệp trong ngành bán lẻ có lẽ là điều quá quen thuộc với chúng ta. Trang phục, chải chuốt, nghi thức, lễ phép và lịch sự đều có vai trò trong mối quan hệ giữa người làm chủ và nhân viên tốt và mối quan hệ tốt với khách hàng. Khi khách hàng đi vào các siêu thị kinh doanh bán lẻ, ấn tượng ban đầu của họ về cửa hàng phần lớn dựa vào hình ảnh của các nhân viên. Nếu bạn chào đón khách hàng bằng sự thân thiện, nhìn họ một cách chuyên nghiệp và truyền đạt một thái độ hữu ích, bạn sẽ tạo một ấn tượng tốt với họ. Điều này có thể dẫn đến việc khách hàng khen ngợi bạn với các nhà quản lý. Các nhà quản lý lưu ý đến bạn để có cơ hội tốt hơn và trả lương tốt hơn. Thêm vào đó, nếu ngành bán lẻ là một lựa chọn tốt cho tương lai bạn, hãy đặt nền tảng cho những thói quen và học hỏi thêm kinh nghiệm để hỗ trợ phẩm chất và tính chuyên nghiệp của bạn.

CÔNG VIỆC CỦA MỘT GIÁM SÁT VIÊN TRONG NGÀNH NGHỀ BÁN LẺ, SIÊU THỊ

Giám sát siêu thị là một công việc quan trọng và có trách nhiệm cao. Công việc này đòi hỏi phải giám sát tất cả các khía cạnh của một siêu thị, cửa hàng bao gồm trực tiếp quản lý nhân viên để đảm bảo rằng khách hàng hài lòng với việc chế biến, đóng gói thực phẩm. Công việc có những hạn chế tiềm ẩn, bao gồm đối phó với các tình huống căng thẳng và đôi khi phải tăng ca làm vào cuối tuần và ngoài giờ. Mặc dù vậy, có nhiều cá nhân có khuynh hướng thích thú làm việc trong môi trường bán lẻ này.

Kinh nghiệm và đào tạo

Tuy công việc này không yêu cầu người tìm việc làm bằng cấp cụ thể nhưng nếu bạn tốt nghiệp cao đẳng trong ngành khoa học ứng dụng hoặc ngành bán lẻ sẽ là một lợi thế khá tốt giúp bạn dễ thăng tiến hơn. Các cửa hàng tạp hóa bán lẻ và các siêu thị thường xuyên cung cấp đào tạo quản lý nội bộ cho các ứng viên đủ điều kiện. Kinh nghiệm làm việc trong siêu thị hoặc môi trường bán lẻ tương tự thường là điều cần thiết.

Các phạm vi khác nhau của công việc

Trong hầu hết các công việc quản lý, giám sát kho, các nhân viên giám sát phải làm việc một cách linh hoạt và tính chất công việc luôn thay đổi. Nhiệm vụ cơ bản của một giám sát siêu thị nhằm đảm bảo rằng siêu thị luôn hoạt động có lợi nhuận. Tuy nhiên, bối cảnh công việc phức tạp hơn, các giám sát viên cần kết hợp các kỹ năng về nhân sự và quản lý kinh doanh.

Quản lý nhân sự

Nhân viên giám sát có nhiệm vụ đặt lịch làm việc, phân công nhiệm vụ, theo dõi hoạt động và đào tạo các nhân viên khác. Họ cần có kiến thức về chính sách và thủ tục của công ty để giải quyết các thắc mắc, khiếu nại của nhân viên. Giám sát viên siêu thị cũng phải có khả năng nhìn sâu trông rộng, đảm bảo có đủ nhân viên làm việc khi siêu thị đông khách và có thể dự đoán được những khả năng lợi nhuận của siêu thị trong thời gian sắp tới.

Sự nhạy bén về kinh doanh và tài chính

Bản chất thay đổi của kinh doanh bán lẻ tạo ra khá nhiều áp lực khác cho các giám sát viên. Doanh thu bán lẻ không đồng nhất khiến cho các giám sát viên phải liên tục tuyển dụng nhân viên mới. Đồng thời, lợi nhuận thu hẹp lại cũng gây sức ép với các giám sát viên. Theo Viện Tiếp thị Thực phẩm, một nhóm thương mại tại  các siêu thị đã công bố doanh thu hàng tuần trung bình gần 385.000 đô la vào năm 2011, nhưng thu nhập ròng sau thuế vẫn ở mức trung bình 1.09% – đây là thấp nhất trong kể từ giai đoạn 2004 – 2005. Giám sát viên siêu thị đưa ra ngân sách hoạt động hàng năm và sử dụng các phần mềm và hệ thống tinh vi để theo dõi việc bán hàng và kiểm kê. Giám viên siêu thị còn có trách nhiệm đàm phán hợp đồng nhà cung cấp và bảo đảm các sản phẩm có giá cả cạnh tranh. Họ làm việc cùng với các nhà quản lý khu vực hoặc giám đốc điều hành của công ty, giám sát siêu thị để giúp ước tính nhu cầu của người tiêu dùng, lập kế hoạch khuyến mãi sản phẩm hoặc thiết lập các chính sách mới. Để được hỗ trợ, các giám sát viên siêu thị thường kết hợp cùng một nhóm bao gồm các nhà quản lý bộ phận và quản lý cửa hàng phụ.

Thu nhập và triển vọng nghề nghiệp

Theo thống kê năm 2012 của Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ, các giám sát viên siêu thị bán lẻ ở Hoa Kỳ kiếm được mức lương trung bình là 40.480 đô la. Mức thu nhập này thấp hơn không đáng kể so với 41.000 đô la của các giám sát viên cửa hàng trên cả nước. Theo Cục thống kê lao động Hoa Kỳ, việc làm bán lẻ sẽ tăng 17% vào năm 2020, vượt xa ước tính 14% cho tất cả các công việc khác của Mỹ. Giám sát bán lẻ tại New York có mức lương trung bình cao nhất là 46.090 đô la, tiếp đến là California ở mức 43.820 đô la Florida, 41.890 đô la, Texas 40.670 đô la và Illinois 39.270 đô la. Ngược lại, các giám sát viên siêu thị, cửa hàng bán lẻ ở Arkansas kiếm được mức lương trung bình thấp nhất ở mức 34.000 đô la, tiếp đến là West Virginia và Kentucky với gần 35.000 đô la.