Trong nền kinh tế thị trường cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ thông tin, ngành bán lẻ đã và đang thu hút các ứng viên. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc tuyển dụng nhân sự trong ngành gặp nhiều khó khăn.
Sự phát triển của thương mại, điện tử
Hiện nay, thị trường đang ngày càng mở rộng các lĩnh vực kinh doanh thời trang nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Việt Nam có rất nhiều các nhãn hiệu thời trang nổi tiếng trong và ngoài nước, và trong tương lai cũng có sẽ nhiều nhà kinh doanh đầu tư vào thị trường bán lẻ Việt Nam. Tuy nhiên, nguồn nhân lực trong ngành bán lẻ lại không đủ đáp ứng cho các doanh nghiệp bán lẻ này. Đa số nhân viên được tuyển dụng là các sinh viên làm bán thời gian, ít có ứng viên muốn gắn bó lâu dài và số lượng tuyển dụng không đáng kể.
Ngành bán lẻ hiện đang trong giai đoạn rất nhộn nhịp và các doanh nghiệp đang đẩy mạnh vấn đề tuyển dụng nhân sự một cách nhanh chóng và kịp thời hơn. Giống như nhiều năm trước, tình hình khó khăn trong tuyển dụng nhân sự không chỉ về số lượng mà còn về cả chất lượng. Các ứng viên trong ngành đã ít mà còn thiếu nhiều kỹ năng làm việc, kỹ năng mềm và kinh nghiệm thực tế. Từ đó vấn đề đặt ra là phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.
Bạn có thể tìm việc làm siêu thị tại các website tìm việc làm
Tuyển dụng, tìm việc làm Bán lẻ / Bán sỉ – CareerLink.vn
Việc Làm Siêu Thị MINI- Timvieclamsieuthi.com
Bên cạnh đó, ngành bán lẻ cũng gặp khá nhiều thách thức lớn vì các ngành nghề khác cũng đang có những cơ hội phát triển rất lớn. Thực tế cho thấy các ứng viên tiềm năng, có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng làm việc tốt và có ngoại ngữ luôn tìm đến những ngành nghề như ngân hàng, tài chính,…nên ngành bán lẻ vẫn luôn trong tình trạng thiếu nhân lực trầm trọng.
Nguồn nhân lực ngành bán lẻ của Việt Nam chưa đáp ứng được trình độ và kinh nghiệm từ vị trí cấp cao cho đến nhân viên. Đa số các ứng viên đều tìm đến những vị trí tương đương thuộc ngành nghề khác để nâng cao khả năng thăng tiến hơn. Đối với các lĩnh vực điện tử, thương mại thì càng khó tuyển dụng nhân sự hơn vì đòi hỏi sự am hiểu về kỹ năng, kỹ thuật số phức tạp.
Theo kết quả của báo cáo tuyển dụng, tình hình những tháng cuối năm ngành bán lẻ vẫn sẽ tiếp tục đối mặt với tỉ lệ nhân viên nghỉ việc cao. Rất nhiều doanh nghiệp bán lẻ cho biết một số lượng lớn nhân viên nghỉ việc, chuyển ngành và không gắn bó lâu dài. Tuổi thọ làm việc trung bình trong ngành bán lẻ cũng rất thấp, chỉ dưới 5 năm. Nhiều doanh nghiệp đưa ra các chính sách nâng cao lương bổng, đãi ngộ nhân viên nhưng vẫn không giữ chân được nhiều ứng viên có tài.
Doanh nghiệp bán lẻ cần đầu tư mạnh hơn
Ở vị trí nhân viên cấp cao, các doanh nghiệp đề ra nhiều tiêu chí về kinh nghiệm, kỹ năng ngoại ngữ và kỹ năng mềm. Bên cạnh đó, họ cũng mở rộng các chính sách việc làm để thu hút thêm nhiều ứng viên tiềm năng. Tuy nhiên, trước tình hình gay gắt hiện tại, các doanh nghiệp nên giảm nhẹ các chỉ tiêu tuyển dụng để có được nguồn nhân sự kịp thời hơn. Họ có thể tuyển dụng các nhân viên giỏi ngoại ngữ nhưng chưa nhiều kinh nghiệm, thời gian đào tạo có thể nâng cao trong quá trình làm việc mỗi ngày. Nhiều doanh nghiệp mở các khóa đào tạo nhân sự và nguồn chi phí cho việc này cũng khá lớn.
Ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp hiện nay là nâng cao việc đào tạo để đáp ứng cho thị trường lao động. Để đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng, nhiều doanh nghiệp lớn đã có các chế độ vừa đào tạo việc làm vừa kết hợp nâng cao trình độ chuyên môn. Họ liên kết với các trường đại học để tìm kiếm và thu hút thêm các sinh viên giỏi.
Bên cạnh những đãi ngộ thông thường của một nhân viên, các doanh nghiệp nên tạo điều kiện cho ứng viên hưởng nhiều quyền lợi về bảo hiểm, trao thưởng hằng năm và cam kết gắn bó lâu dài. Điều quan trọng là phải duy trì môi trường làm việc chuyên nghiệp và khiến ứng viên cảm thấy có nhiều cơ hội thăng tiến và phát triển hơn trong tương lai.
Vấn đề đào tạo đóng vai trò khá quan trọng với nguồn nhân lực thiếu kinh nghiệm. Hơn 30% các doanh nghiệp bán lẻ ở Việt Nam tăng quy trình đào tạo cho ứng viên để ứng viên đủ thời gian tích lũy kiến thức cũng như có những cọ xát tốt hơn trong quá trình làm việc. Mặt khác, nguồn nhân lực trong nước còn gặp phải cạnh tranh gay gắt khi một số doanh nghiệp muốn tuyển dụng nhân sự từ nước ngoài.
Các doanh nghiệp bán lẻ muốn giữ chân nguồn nhân lực tốt cần phải tăng cường chế độ tuyển dụng rộng rãi hơn trên phương tiện truyền thông. Ngoài ra, sự liên kết với các trường đại học cũng tạo ra nhiều cơ hội tuyển dụng hơn. Trong quá trình làm việc, doanh nghiệp cần đẩy mạnh về văn hóa doanh nghiệp để giữ chân nhân tài. Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, sáng tạo, có tiềm năng, nâng cao đãi ngộ, phúc lợi cho nhân viên cũng mang lại sự thu hút nhân sự trong ngành.