Quota là gì? Ý nghĩa, phân loại và điều kiện sử dụng

Trong ngành xuất nhập khẩu, Quota được biết đến là hạn ngạch tối đa mà Nhà nước áp đặt giá trị hay khối lượng hàng hóa lên các doanh nghiệp. Nhưng cụ thể Quota là gì, ý nghĩa và phân loại ra sao sẽ được giải thích chi tiết trong phần trình bày sau.

Quota là gì? Ý nghĩa sử dụng

Quota là thuật ngữ tiếng Anh được dịch ra là “hạn ngạch”, có nghĩa là giới hạn tối đa của Chính phủ về giá trị hay số lượng hàng hóa mà các doanh nghiệp được phép thực hiện xuất nhập khẩu trong một kỳ cho phép. Thông thường mức thời gian áp dụng cho phép là một năm.

Hạn ngạch được sử dụng trong thương mại quốc tế để điều chỉnh khối lượng thương mại giữa quốc gia này với quốc gia khác. Đôi khi các quốc gia áp đặt hạn ngạch vào các sản phẩm cụ thể để giảm nhập khẩu nhằm giúp gia tăng sản xuất trong nước. Vì thế, hạn chế sự cạnh tranh nước ngoài để thúc đẩy sản xuất trong nước.

Hạn ngạch được áp dụng khác với hải quan hay thuế quan. Hạn ngạch tập trung vào việc giới hạn số lượng hàng hóa thì thuế quan lại áp đặt các khoản phí đối với hàng hóa đó. Nhưng Nhà nước áp đặt cả hạn ngạch và thuế quan để bảo hộ nhằm kiểm soát thương mại giữa các quốc gia.

Thuế đưa ra nhằm tăng tổng chi phí cho nhà sản xuất hay nhà cung cấp khi họ đang tìm cách bán sản phẩm trong nước. Cùng với đó thì hạn ngạch lại có hiệu quả trong việc hạn chế thương mại hơn so với thuế quan, đặc biệt khi nhu cầu trong nước đối với sản phẩm nào đó không nhạy cảm về giá.

So với thuế quan, hạn ngạch có thể gây gián đoạn thương mại quốc tế. Áp dụng có chọn lọc ở mỗi quốc gia khác nhau, có thể được xem như một vũ khí kinh tế cưỡng bức.

Phân loại của hạn ngạch

Hạn ngạch xuất khẩu

Hạn ngạch xuất khẩu ít được sử dụng, đưa ra những quy định về hạn chế tối đa số lượng hay giá trị của hàng xuất khẩu. Bên cạnh đó, được phân thành nhiều loại khác nhau có đặc điểm riêng.

– Hạn ngạch thuế quan (Tariff quota): Phân biệt thuế quan theo số lượng hàng hóa khi nhập khẩu hoặc xuất khẩu.

– Hạn ngạch quốc tế (International quota): Hạn ngạch được dùng trong các hiệp hội ngành hàng như ngành da giày, dệt may…

Hạn ngạch nhập khẩu

Hạn ngạch nhập khẩu có nhiều hạn chế trong quy định về số lượng hay giá trị của các mặt hàng không được phép nhập khẩu. Điều này gây ảnh hưởng đến giá nội địa của hàng hóa tác động đến thuế nhập khẩu. Bởi mang về lợi nhuận cho doanh nghiệp nhưng không mang lại lợi nhuận cho Nhà nước.

Hạn ngạch nhập khẩu được phân chia thành 2 loại:

– Hạn ngạch tuyệt đối: Quy định về giới hạn số lượng hàng hóa thương mại trong thời gian cụ thể.

– Hạn ngạch thuế suất: Cho phép nhập khẩu số lượng hàng hóa cụ thể trong thời gian áp dụng hạn ngạch với mức thuế giảm. Nếu số lượng vượt mức quy định thì mức thuế cao hơn.

Điều kiện được áp dụng hạn ngạch

Hạn ngạch được áp dụng theo quy định, không phải trường hợp nào cũng có thể sử dụng. Trong đó, cần có sự cho phép của quản lý của mỗi quốc gia trong và ngoài nước theo luật định.

Cụ thể, theo điều XI – CATT Ban hành vào năm 1994 quy định các quốc gia không được tự ý sử dụng biện pháp hạn ngạch nhằm tránh trường hợp không minh bạch, biến tướng và tạo cơ hội để các vấn đề tiêu cực phát sinh.

Những trường hợp được áp dụng hạn ngạch với mục đích như: Bảo vệ các loài động vật quý hiếm, bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ đạo đức xã hội, mang đến những giá trị văn hóa, nghệ thuật, tài nguyên thiên nhiên quý hiếm, lịch sử, khảo cổ…

Bên cạnh đó, WTO cũng quy định hạn ngạch kèm theo điều kiện dựa trên mỗi quốc gia như:

– Các quốc gia bị hạn chế về sản xuất tiêu dùng những mặt hàng ở thị trường trong nước.

– Các quốc gia cam kết áp dụng và thay đổi hạn ngạch sẽ không ảnh hưởng đến lợi ích của các thành viên. Nới lỏng quy định về mức hạn ngạch khi nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi và phát triển, đồng thời dỡ bỏ quy định để thực hiện đúng nguyên tắc của WTO.

– Trong quá trình áp dụng hạn ngạch, các quốc gia phải nhanh chóng đưa ra thời gian, những thay đổi nếu có. Bởi hạn ngạch mang tính pháp lý và chỉ được áp dụng trong thời gian nhất định.

Bài viết đã trình bày cụ thể Quota là gì, cũng như ý nghĩa và những quy định khi áp dụng. Đây là thông tin bổ ích đối với những cá nhân, tổ chức đang hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.