TÌNH TRẠNG THIẾU HỤT NGUỒN NHÂN LỰC VIỆC LÀM NGÀNH BÁN LẺ

Theo kết quả điều tra nguồn nhân lực ngành bán lẻ Việt Nam, tỉ lệ người lao động nghỉ việc hoặc chuyển ngành là khá cao. Vấn đề này đòi hỏi các nhà tuyển dụng phải có những kế sách mới nhằm thu hút được nguồn nhân lực trong ngành.

Các chuyên gia cho biết có khoảng gần 30% các nhân viên ngành bán lẻ không cam kết hoạt động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Họ thường xuyên thay đổi công việc hoặc nghỉ việc. Khoảng 50% các nhà tuyển dụng khác cho biết nhiều ứng viên cũng bị thu hút, lôi kéo bởi các chính sách từ các dông ty đối thủ.

Giải quyết vấn đề nguồn nhân lực

Trong ngành bán lẻ nói chung, có khoảng hơn 50% các ứng viên tham gia khảo sát cho biết thời gian làm việc trong ngành của họ chỉ kéo dài hơn 2 năm.

Có 29% ứng viên chia sẻ lý do nghỉ việc hoặc chuyển ngành là vì không phù hợp với cách thức lãnh đạo và làm việc của người quản lý. 22% ứng viên cho rằng chế độ lương và mức thưởng chưa xứng đáng và 16% nghỉ việc vì môi trường chưa có nhiều tiềm năng và cơ hội để thăng tiến.

Giám đốc của một trong những doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam cho biết, cách làm việc và lãnh đạo của quản lý đóng vai trò khá quan trọng trong việc thu hút và ổn định nhân sự. Một lượng lớn các ứng viên cho biết họ rất xem trọng phong cách làm việc của người quản lý.

Để giải quyết vấn đề nguồn nhân lực trong ngành bán lẻ, các doanh nghiệp cần phải chú tâm vào nhiều khía cạnh. Điều đầu tiên phải nhấn mạnh về các cấp lãnh đạo, họ phải giàu kinh nghiệm và có kỹ năng quản lý nhân sự thật tốt. Tiếp theo là phải mở những khóa đào tạo nhằm củng cố và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành.

Các chuyên gia cho biết, trong giai đoạn kinh tế năm 2015-2030, chúng ta cần chú trọng vào những giải pháp giúp cải thiện đội ngũ quản lý và nhân sự. Đa dạng hóa nguồn nhân lực là vấn đề cấp thiết đối với mỗi doanh nghiệp bán lẻ.

Hầu hết các ứng viên đều rất quan tâm về môi trường làm việc cũng như phogn cách văn hóa của doanh nghiệp nơi họ làm việc. Yếu tố về con người và triển vọng doanh nghiệp cũng góp phần không nhỏ vào việc phát triển nguồn nhân lực.

Khi ngành bán lẻ ngày càng nâng cao về khả năng tuyển dụng và chất lượng nguồn nhân lực, có rất nhiều trung tâm đào tạo nhân lực thành lập tại Việt Nam. Các trung tâm này mở cửa với mục tiêu đáp ứng một nguồn nhân lực có chất lượng và kỹ năng nghề nghiệp tốt trong ngành bán lẻ của Việt Nam.

Các nhà kinh tế cho biết, thời kỳ cách mạng công nghiệp sẽ đem lại nhiều cơ hội việc làm với ưu đãi tốt hơn cho người lao động.

Nguồn nhân lực đến từ nước ngoài

Trong tương lai, quy trình làm việc có thể được thay đổi và các nhân viên có thể sẽ có quyền bầu chọn người lãnh đạo. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần có những chiến lược thông minh và kịp thời để đáp ứng sự thay đổi về công nghệ này.

Ngoài những vấn đề về nguồn nhân lực trong nước, Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức với nguồn nhân lực đến từ nước ngoài. Các doanh nghiệp cho biết tình hình lao động trong khu vực đang chịu ảnh hưởng và cạnh tranh gay gắt từ các ứng viên nước ngoài.  Hơn một nửa các doanh nghiệp đang có xu hướng tuyển dụng nhân sự từ nước ngoài và điều này gây khó khăn, bất lợi cho các ứng viên trong nước.

Trình độ đào tạo và kinh nghiệm chính là những yếu tố quan trọng mà nguồn nhân lực trong nước lại thiếu hụt rất nhiều. Các nhà tuyển dụng luôn sẵn sang trả một mức lương tốt cho các ứng viên đã có kinh nghiệm. Tùy theo từng khu vực và quy mô doanh nghiệp, họ có thể trả lương cao hơn từ 5% đến hơn 30% cho những ứng viên đã có vài năm làm việc trong ngành.