Các công việc chính của một nhân viên kinh doanh

Nhân viên kinh doanh là một bộ phận không thể thiếu của mỗi công ty. Vậy những công việc chính của nhân viên kinh doanh là làm gì?

Mặc dù vẫn còn có nhiều ý kiến trái chiều khi nói đến công việc là một nhân viên kinh doanh. Tuy nhiên, vẫn không thể phủ nhận đây là công việc được nhiều bạn trẻ lựa chọn và gắn bó lâu dài. Họ được xem như là nòng cốt, giúp duy trì hoạt động của công ty bằng việc bán hàng và mang lại doanh thu. Nhưng đó có phải là công việc duy nhất của nhân viên kinh doanh? Cùng tìm hiểu với bài viết dưới đây nhé.

Nhân viên kinh doanh là gì?

Nhân viên kinh doanh được xem là đội ngũ nòng cốt của mỗi công ty. Họ đóng vai trò kết nối giữa khách hàng và công ty, giúp sản phẩm đến gần hơn với khách hàng. Ngoài ra, nhân viên kinh doanh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra các ý kiến, ý tưởng, chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế cũng như nhu cầu của thị trường.

Bên cạnh việc giúp tiêu thụ sản phẩm, nhân viên kinh doanh còn là bộ mặt “thương hiệu” của mỗi công ty. Thông qua quá trình tiếp xúc, giao tiếp, họ sẽ mang thông điệp, văn hóa của công ty đến với mỗi khách hàng, giúp định hình những lợi ích mà sản phẩm mang đến.

Một nhân viên kinh doanh giỏi là người có khả năng giao tiếp tốt, biết chủ động tạo dựng các mối quan hệ mới và duy trì những mối quan hệ cũ. Từ đó, bán được càng nhiều sản phẩm càng tốt, nhưng phải dựa trên tinh thần mang đến những giá trị, lợi ích cho khách hàng.

Mô tả công việc của vị trí nhân viên kinh doanh

Công việc chính của nhân viên kinh doanh là bán hàng, tức sử dụng những kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm của mình để tư vấn, thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm.

Duy trì các mối quan hệ khách hàng cũ, đồng thời tìm kiếm, mở rộng tệp khách hàng mới cho bản thân và công ty.

Giải đáp những thắc mắc, hỗ trợ khách hàng trong quá trình nhận hàng cũng như những trục trặc trong suốt quá trình làm việc nhằm khắc phục hậu quả, vừa giữ được lợi ích của khách mà không gây tổn thất cho công ty.

Báo cáo kết quả kinh doanh cuối mỗi tháng, quý, năm cũng như kế hoạch kinh doanh sắp tới. Nghiên cứu thị trường, đối thủ để đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.

Nhân viên kinh doanh là làm gì để đạt yêu cầu của công việc?

Thông qua phần giới thiệu ở trên, chắc hẳn bạn đã biết được thông tin cơ bản về nhân viên kinh doanh là làm gì? Phần này sẽ giới thiệu chi tiết những công việc cụ thể mà một nhân viên kinh doanh thường làm để bạn tham khảo nếu muốn trở thành một nhân viên kinh doanh giỏi.

Nghiên cứu sản phẩm: Đầu tiên, nếu bạn muốn trở thành một nhân viên kinh doanh giỏi, bạn phải nắm vững vững về sản phẩm của mình. Ngoài việc để giới thiệu đến khách hàng đúng tính năng, công dụng, chương trình chiết khấu, khuyến mãi riêng,… việc hiểu rõ sản phẩm sẽ giúp bạn biết cách tư vấn đúng vấn đề mà khách hàng đang gặp phải cũng như giải đáp được tất cả những thắc mắc, mang đến sự tin tưởng cho khách hàng.

Khoanh vùng và tìm kiếm khách hàng tiềm năng: Đối với những khách hàng không có nhu cầu, việc bạn tìm đến, giới thiệu sản phẩm chỉ khiến bạn mất thời gian mà thôi. Cho nên, bạn nên có bước khoanh vùng những khách hàng tiềm năng bằng các nghiên cứu thị trường, thói quen người tiêu dùng. Từ đó tiếp cận đúng đối tượng, giúp xây dựng thị trường cho bản thân mà vẫn tiết kiệm chi phí, thời gian nhất.

Chủ động tiếp cận khách hàng: Một nhân viên kinh doanh giỏi phải là người biết chủ động tiếp cận khách hàng chứ không phải ngồi đợi khách hàng tìm đến. Bởi vì hiện nay, trên thị trường có rất nhiều đối thủ cạnh tranh với những đặc điểm sản phẩm tương tự bạn. Bên cạnh tiếp cận khách hàng mới, bạn phải chủ động giao lưu để duy trì những khách hàng cũ nếu không muốn bị cướp bởi đối thủ cạnh tranh.

Với vị trí này, bạn phải là người biết kiêm luôn vị trí chăm sóc khách hàng. Khi khách hàng có ý kiến phàn nàn, xuất hiện lỗi sản phẩm hay trục trặc thì bạn phải là người đứng ra giải quyết nhanh chóng những vấn đề đó.

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu được một nhân viên kinh doanh là làm gì, từ đó biết được bản thân có phù hợp hay không nếu có ý định theo đuổi công việc này. Hoặc sẽ có những thay đổi cho phù hợp với công việc hiện tại nếu bạn đã là một nhân viên kinh doanh. Chúc bạn thành công với sự lựa chọn của mình.